rạp xiếc nhiệm màu - xổ số ba miền - xổ số thử miền nam | Tập Yoga Tại Nhà – HolaYoga.vn Thu, 16 Mar 2023 05:06:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.2 rạp xiếc nhiệm màu - xổ số ba miền - xổ số thử miền nam | Tập Yoga Tại Nhà – HolaYoga.vn /blog/yoga/mo-khop-vai/ Tue, 26 May 2020 11:11:38 +0000 http:/?p=3084

Mời bạn cùng Hoàng Lan tìm hiểu dưới góc độ giải phẫu để bạn hiểu hơn về bả vai, khớp vai, chuyển động của cánh tay, cách mở khớp vai dễ dàng và an toàn, rất quan trọng cho những người mới tập, để giúp bạn tập Yoga an toàn và tránh được những chấn thương không cần thiết!

1. Mở Khớp Vai Nhờ Vào Cử Động Của Xương Vai

Để tay bạn bạn có thể di chuyển được đi lên như vậy, đó là sự kết hợp vô cùng chặt chẽ giữa các vùng cơ và xương ở phần chi trên.

Đặc biệt, để đưa được tay lên, có sự hỗ trợ đắc lực của xương vai. Đây là vùng xương hình tam giác ở phía sau vai bạn.

Xương vai và xương đòn

Để tay bạn bạn có thể di chuyển Xương vai vai có một chuyển động rất thú vị là Xoay trên xoay dưới: đây là chuyển động rất thú vị. Khi bạn đưa tay lên, xương bả vai sẽ di chuyển theo chuyển động của tay, mở ra và đóng vào

chuyển động của xương vai khi mở khớp vai

Những người mới đặc biệt lưu ý, Nếu như bạn có bất cứ vấn đề nào ở cử động này, nó sẽ khiến bạn rất khó để tập các động tác yêu cầu dơ tay lên cao như động tác chó úp mặt. Và động tác cần dồn lực vào cánh tay như tấm ván, thăng bằng tay. Chúng ta cần hiểu cơ thể mình để tránh những chấn thương không cần thiết khi tập

Xem thêm:

Sai Lầm Nghiêm Trọng Cần Biết Cho Người Mới Tập Yoga

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Hít Thở Đúng Trong Yoga

Cách Thả Lỏng Cơ Thể Cho Người Mới

Mở Khớp Vai An Toàn

2. Vì sao có những người cảm thấy mở khớp vai dễ, có những ng mở khớp vai khó.

Bạn cần hiểu rõ hơn một chút về cử động mở khớp vai. Cử động này không chỉ cần hỗ trợ trợ của xướng như phần 1, mà còn cần hỗ trợ của xương đòn.

Xương đòn chính là thanh ngang, như là cầu nối giữa chuôi ức và cánh tay. Xương đòn có 2 đầu nối:

Đầu 1: nối với chuôi ức

Đầu 2: nối với xương vai ở mỏm cùng vai

Khi dơ tay lên, mỏm cùng vai đè nén với xương cánh tay, khiến cho khi tay đi lên cao, gặp một số trắc trở khó khăn nhất định. 

Mà mỏm cùng vai của mỗi người là khác nhau. Một số người có mỏm cùng vai nghiêng ở góc độ cao hơn, một số người quá dài về phía bên, hoặc không có dô về phía trước. Sự khác biệt đó kiến mỗi người sẽ tiến tới sự đè nén ở một góc độ khác nhau.

Hãy giơ tay lên đồng thời giữ khửu tay sát người không để cánh tay giang ra phía ngoài sự đè nén sẽ diễn ra rất sớm. Nhưng khi bạn dang cánh tay ra phía ngoài một chút khoảng 40-45 độ, bạn có thể điều kiển xương cánh tay đi vòng qua mỏm cùng vai khi đó sự đè nén sẽ xuất hiện muộn hơn.

Vì thế mình luôn nhắc nhở mọi người hãy tạo thật nhiều không gian cho vùng vai của mình trong các chuỗi Yoga 30 ngày cho người hoàn toàn mới

3. Vì sao khi dơ tay lên lại thấy vai so lên gần với tai. Làm sao để khắc phục?

Khi bạn mở khớp vai, đưa tay lên cao qua đầu, có rất nhiều bạn hỏi, vì sao em dơ tay lên mà em không thấy thoải mái, vai so lên gần với tai?

Khi đưa tay lên mà bạn lại xoay vai vào trong. Sẽ làm cho bả vai rất không vui. Đặc biệt khi bạn làm đi làm lại như thế. Vì thế khi đưa tay lên khỏi đầu, luôn nhớ là xoay bả vai ra ngoài, xoay ngón tay út ra ngoài. Nó sẽ giúp bạn mở xương vai, rồi mở xương cánh tay rất nhẹ nhàng, không bị đè nén và gò bó.

Xem clip sau để hiểu rõ hơn những gì mình nói nhé

4. Lưu Ý Khi Mở Khớp Vai

Trong phần 2, mình đề cập đến 2 khớp nối quan trọng của xương đòn. Một là nối với mỏm cùng vai. Đầu nối còn lại là với chuôi ức. Đây chính là điểm nối duy nhất của phần chi trên với trung tâm cơ thể. Điểm duy nhất nhé.

Còn lại vai và cánh tay được nâng đỡ bởi cơ và mô mềm. Vì vậy, tay ta rất linh hoạt, có thể vươn, nắm với, đưa ra sau, có thể làm hầu hết chuyển động.

Nhưng ngược lại, điều này cũng khiến cho khớp vai rất dễ bị tổn thương. Vì thế khi bạn mới học yoga mới tập thể dục, tay bạn không khoẻ, khi mà cơ vai bạn chưa đủ vững chắc, bạn tập các động tác như chó úp mặt, tấm ván, rồi cố để giữ lâu (để theo kịp với tiến độ ở trên lớp) thì, chúc mừng bạn, bạn đã tìm ra công thức khiến bạn bị chấn thương!

vì thế hãy luôn: lắng nghe cơ thể mình, tập theo tốc độ của riêng mình…. Vâng, khổ lắm biết rồi nói mãi :)) Nhưng, mình nghĩ những ng mới tập, rất cần thiết để nhắc nhở và tập Yoga hiệu quả hơn.

Chúc bạn tập yoga trong an nhiên, an toàn và an tâm <3

Thân, Hoàng Lan

————————————-

🌻Website: (bài tập Yoga hoàn toàn miễn phí)

🌻Youtube: https://www.youtube.com/holayoga

🌻Facebook: https://www.facebook.com/holayoga.vn/

🌻Hội người tập Yoga tại nhà: https://www.facebook.com/groups/320311235119917/

🌻Nhóm Cha mẹ an nhiên, con hạnh phúc: https://www.facebook.com/groups/418698425246556/

]]>
rạp xiếc nhiệm màu - xổ số ba miền - xổ số thử miền nam | Tập Yoga Tại Nhà – HolaYoga.vn /blog/yoga/cach-tha-long-co-the/ Thu, 21 May 2020 01:39:01 +0000 http:/?p=3066

Hôm trước, có bạn hỏi mình rằng, bạn ý bị mất ngủ hơn 4 năm nay, chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, khi các bác sĩ bấm huyệt thì đều nói cơ của bạn ý quá cứng, cơ thể cứ gồng lên không thả lỏng đc, bạn ý để ý lại thấy lúc ngủ người cũng cứ gồng lên như vậy nên rất mỏi. Bác sĩ khuyên nên học cách thả lỏng cơ thể bằng cách bơi lội nhưng bạn muốn tập yoga hơn. Câu hỏi đặt ra là làm sao để thả lỏng cơ thể?

Câu Chuyện Về Thả Lỏng Cái Đầu Gối

Câu hỏi này mình cũng đã từng được các bạn mới học Yoga hỏi rất nhiều. Mình lại nhớ đến câu chuyện của bản thân trước khi biết đến Yoga.

Mình là một đứa rất hay gồng đầu gối. Không hiểu sao, từ bé đến giờ đi đứng không bình thường, lúc nào khoeo chân cũng bị căng cứng. Nhất là khi vào mùa đông, trời càng lạnh thì chân càng gồng để chống lại cái lạnh (cơ mà làm thế có đỡ lạnh đâu cơ chứ…) Gồng quá nhiều nên mình bị đau khớp gối từ lúc còn rất trẻ.

Mà đây là mình kể lại, nên là mình biết chính xác điểm gồng của mình là cái đầu gối, gây hậu quả là đau khớp gối. Chứ tại thời điểm đó, mình gồng chỗ nào mình đâu có biết. Trước khi biết đến Yoga, có bao giờ chú ý lắng nghe đến cơ thể đâu mà biết được….

Kể từ lúc cảm nhận, lắng nghe, và hiểu cơ thể, biết hay gồng ở khớp gối thì mình chú ý thả lỏng hơn, kết hợp tập Yoga, khớp gối của mình tốt lên rất nhiều. Đó là một trong những cảm hứng giúp mình trở thành giáo viên Yoga.

Cách Thả Lỏng Cơ Thể

Quay trở lại với câu hỏi của bạn. Vậy, chìa khóa cho câu hỏi, làm sao để thả lỏng, chính là bạn phải biết điểm nào bạn “gồng” mà để “không-gồng”

Muốn biết điểm nào gồng, bạn phải học cách quan sát.

Muốn quan sát, bạn hãy thử ngồi ở tư thế nào bạn thoải mái (chỉ đơn giản khoanh chân hoặc duỗi chân tùy vào bạn), thậm chí nằm duỗi thẳng cơ thể như tư thế xác chết, bắt đầu quan sát hơi thở và cơ thể

🌈 GIAI ĐOẠN 1: Quan sát điểm gồng

Quan sát các điểm mà bạn thấy đau, mỏi, gống quá mức trên cơ thể. Ở giai đoạn này, quan sát điểm gồng khá dễ vì đó là cái nhức nhối bạn đang gặp phải. Nhận biết nó trước, và dùng hơi thở để thả lỏng xoa dịu nó. các điểm gồng thường hay xảy ra là ở cổ, vai gáy, ngón chân, hông lệch, cột sống cong, cơ bụng siết chặt  Đó chỉ là những điểm hay bị gồng và căng cứng. Bản phải tự quan sát vì mỗi một cơ thể một khác.

(có thể tham khảo bài về thở bằng cơ hoành để hiểu về thả lỏng cơ bụng: /blog/yoga/tho-trong-yoga/)

🌈 GIAI ĐOẠN 2: Quan sát điểm không-gồng

Quan sát điểm không gồng, điểm đã thả lỏng trên cơ thể. cảm nhận nó thoải mái thế nào. thường thì quan sát điểm không gồng sẽ khó hơn, vì chẳng có gì mà phải quan sát. Bạn sẽ bị những điểm gồng bên trên kéo tâm trí lại. Nhưng bạn nên nhận biết để hiểu rằng, khi thả lỏng và không đau mỏi thì nó như thế nào. Để rồi khi quan sát điểm gồng, bạn hãy thả lỏng để về trạng thái không-gồng Tất cả mọi thứ đều cần thời gian luyện tập. Chỉ cần bạn nhận biết điểm nào căng cứng và không căng cứng cũng là cả một thành công rồi. Sẽ tốt hơn nhiều với việc bạn chỉ biết cơ thể gồng lên chung chung. Cũng phải mất rất nhiều tháng trời mình mới có thói quen quan sát cái đầu gối để biết rằng lúc nào nó đang gồng.

Trong bài này (nằm trong chuỗi yoga 30 ngày cho người hoàn toàn mới), có đoạn mình dạy về kỹ thuật instant relaxation (thả lỏng ngay tại chỗ), https://www.youtube.com/watch?v=WpT1q0bEuH0&list=PLuKONUX_aCjEahrO0yMw1ax81ZJsRkO6b&index=28, bạn sẽ có cái so sánh rất thật giữa trạng thái gồng và không gồng.

 

Chúc các bạn sẽ thả lỏng được cơ thể thật thoái mái <3

Thân, Hoàng Lan

————————————-

🌻Website: (bài tập Yoga hoàn toàn miễn phí)

🌻Youtube: https://www.youtube.com/holayoga

🌻Hội người tập Yoga tại nhà: https://www.facebook.com/groups/320311235119917/

🌻Nhóm Cha mẹ an nhiên, con hạnh phúc: https://www.facebook.com/groups/418698425246556/

]]>
rạp xiếc nhiệm màu - xổ số ba miền - xổ số thử miền nam | Tập Yoga Tại Nhà – HolaYoga.vn /blog/yoga/tho-trong-yoga/ Sat, 16 May 2020 05:00:41 +0000 http:/?p=3029

Khi tham gia các lớp học Yoga, chắc hẳn bạn đã được nghe giáo viên Yoga hướng dẫn “đưa hơi thở vào bụng, hít vào phình bụng lên”, và bạn thấy bối rối không biết phải làm sao cho đúng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé! 

1. Thở Bằng Cơ hoành

Thở đúng trong Yoga là thở bằng cơ hoành. Thở cơ hoành (diaphragmatic breathing) , nhiều khi được nói là “belly breathing” hay “thở bụng”. Đó chính là cách giáo viên hay nhắc đến việc bạn phình bụng lên, “thở vào đến khoang bụng”.  

Nhưng đứng dưới góc độ giải phẫu mà nói, bạn không thể thở vào đến bụng, mà bạn chỉ thở đẩy không khí vào phổi thôi. Khi thở đúng cách, cùng với sự kết hợp của cơ hoành, tự khắc bụng bạn sẽ thay đổi hình dạng (phình ra, thu lại) 

2. Cơ hoành là gì và cơ chế hoạt động của chúng?

Bạn cần phải hiểu Cơ thể có 2 khoang: khoang ngực và khoang bụng, ngăn cách vs nhau bởi cơ hoành.

Dưới góc độ giải phẫu học: thở là quá trình thay đổi hình dạng của khoang ngực và khoang bụng. Bạn có thể thấy hình ảnh của khoang ngực và khoang bụng trong quá trình hít và thở nó khác nhau trong bức hình dưới đúng không?

 Phần ở giữa ngăn cách chính là cơ hoành. Hãy tưởng tượng, cơ hoành như là con sứa, hay cái dù, hay à cái ô. Có hình vòm.

cơ thể gồm khoang ngực và bụng phân cách bởi cơ hoành
Cơ hoành như hình con sứa hoặc cái ô, có hình vòm

quá trình hít vào

Khi bạn hít vào, không khí được đẩy vào phổi, và cơ hoành cũng được tham gia bằng cách chuyển từ hình dạng cái ô có độ cong rất sâu thành cái ô có độ cong nông hơn. 

Cơ hoành như hình con sứa hoặc cái ô, có hình vòm
Cơ hoành như hình con sứa hoặc cái ô, có hình vòm

Khi độ cong được làm phẳng dần, gây áp lực đến các cơ quan nội tạng bên dưới. Nếu như cơ bụng của bạn đang ở vị trí thả lỏng, không ghi chặt, gồn lên, không cố gắng co lại để nén mỡ giấu bụng, thì cái áp lực đó tự đẩy bụng lại phình lên rất tự nhiên. 

=> vì thế trong các bài tập thở trước khi bắt đầu bài tập hoàn chỉnh trong chuỗi yoga 30 ngày của mình. Mình luôn nhắc bạn thả lỏng các cơ tước khi thở 

=> nếu trong quá trình thở, bạn tự dùng cơ bụng để đẩy nó lên nó xuống, thì tức là bạn chưa thở chính xác. Bởi toàn bộ sự di chuyển của bụng rất tự nhiên, nhờ áp lực của cơ hoành 

Quá trình thở ra

Khi thở ra, cơ hoành lại co lại đúng hình vòm sâu, giảm áp lực khiến bụng tự xẹp xuống và đẩy không khí ra ngoài. Rất kỳ diệu đúng không bạn? Vậy làm thế nào để thở cơ hoành đúng?

Cơ hoành như hình con sứa hoặc cái ô, có hình vòm

3. cách thở cơ hoành

a. Hít thở 3 chiều (360 độ)

Phổi của bạn được nở ra 360 độ, tức là toàn bộ khoang ngực của bạn cũng phải được nở ra thoe cả 3 chiều (ngang bên này sang bên kia, dọc dưới lên trên và sâu trước ra sau) khi hít vào.

Bởi vì khoang ngực nó liên kết trực tiếp với khoang bụng qua cơ hoành, nên khi khoang ngực nở ra 360 độ khi bạn hít vào, khoang bụng của bạn cũng thay đổi hình dạng theo 3 chiều.  

=> Bạn hãy thử ngồi thật thoải mái, đặt một tay lên bụng, một tay lên ngực. Bạn sẽ cảm nhận cả bụng, vùng xương sườn, vùng ngực đều đc phồng lên cả 360 độ. Nhưng vai bạn không hề so lên vẫn thả lỏng ở dưới

b. tư thế ngồi ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở

Cơ hoành ngăn cách giữa khoang bụng và khoang ngực, được gắn trực tiếp với các xương sườn và cột sống của bạn. 

Vì thế nếu bạn ngồi cong vẹo cột sống, hoặc cong vùng đốt sống ngực, đốt sống thắt lứng sẽ khiến cơ hoành gặp khó khăn khi thay đổi hình dạng tự vòm sâu đến vòm nông. Ngoài ra, khi ngồi cong lưng, bụng bạn giờ không được thả lỏng, nó sẽ không thể tự phình to ra được

 => vì thế mìn luôn nhắc nhở bạn ngồi đúng tư thế trước khi bắt đầu bài tập bởi mình hiểu tư thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hơi thở 

=> Điều này có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống hàng ngày vì bạn ngồi làm việc máy tính và xe máy rất nhiều. Ngồi không đúng không chỉ ảnh hưởng đến cột sống mà còn làm hơi thở bạn không chất lượng.

Cơ hoành dính vào xương sườn và đốt sống

c. tình trạng của bụng ảnh hưởng đến hơi thở

Khoang bụng và khoang bụng liên kết trực tiếp với nhau qua cơ hoành. Nên tình trạng của bụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hơi thở. 

Vì thế bạn sẽ thấy khó thở khi vừa ăn no xong. Hoặc khi có em bé thì bị thường xuyên bị khó thở và hụt hơi.  Vì vậy, đừng ăn quá nó và chia nhỏ bữa ăn bạn nhé

Lý do vì sao trong khoá học Yoga Mama cho bà bầu  mình rất chú trọng đến dạy bà bầu cách hít thở để không còn tình trạng khó thở hụt hơi nữa

d. hãy để ý đến hơi thở ra thay vì hơi hít vào

Ông thầy của Yoga trị liệu Desikachar đã nói rằng ” 90% của thực hành Yoga là thải ra chất cặn bã”.   Và mình tin là vậy! Vì thế trong hầu hết các bài tập, mình thường nhắc nhở mọi người đừng quan tâm đến hơi hít vào, chỉ cần để ý đến hơi thở ra… Thở ra thật hết sẽ dọn chỗ cho khoang bụng và khoang ngực, tự khắc hơi hít vào sẽ sâu và chậm hơn rất nhiều.   Bởi vì chúng ta cho đi nhiều hơn, tự khắc sẽ nhận lại được nhiều hơn 🙂  

Có hai cách để hơi thở ra dài hơn. 

1. Hãy tạo ra âm thanh chìm khi thở ra

2. Hãy tạo ra âm thanh nổi như là AOM hoặc tiếng gió qua các kẽ răng

Khi có âm thanh, bạn sẽ tập trung vào chúng và thở chậm hơn

Chúc bạn có hơi thở chất lượng không chỉ trong Yoga mà hãy áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhé. Hơi thở này đã thay đổi cuộc sống của mình rất nhiều 🙂

Nếu có câu hỏi gì thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với Hoàng Lan qua: 

Fanpage: https://www.facebook.com/holayoga.vn

Hội những người tập Yoga tại nhà: https://www.facebook.com/groups/320311235119917/

Hội Cha Mẹ An Nhiên, Con Hạnh Phúc: https://www.facebook.com/groups/418698425246556/

Kênh Youtube: https://www.youtube.com/holayoga

Thân,

Hoàng Lan

]]>
rạp xiếc nhiệm màu - xổ số ba miền - xổ số thử miền nam | Tập Yoga Tại Nhà – HolaYoga.vn /blog/yoga/yoga-cho-nguoi-moi-bat-dau-sai-lam-nghiem-trong-can-biet/ Tue, 28 Apr 2020 13:31:13 +0000 http:/?p=2989

Tập Yoga tại nhà ư? Lại còn cho người hoàn toàn mới bắt đầu, chẳng biết Yoga chút nào, chỉ hiểu và nhìn qua ảnh. Nhỡ tập rồi chấn thương thì sao? 

Nghi ngờ của bạn không phải là duy nhất. Và những thắc mắc của bạn là hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy chọn một chuỗi dạy phù hợp, giáo viên dạy chậm, đủ kiên nhẫn để giải thích cái sai của từng động tác là một điều rất quan trọng.

Có những sai lầm rất căn bản của những người mới bắt đầu tập Yoga, thậm chí cả những người tập lâu năm mà mình muốn giúp bạn nhận ra

1. Tập yoga như tập thể dục hay uốn dẻo

Nếu bạn chỉ nghĩ là tập Yoga nghĩa là đưa tay đưa chân, uốn dẻo cơ thể thể, thế sao phải đặt cho nó cái tên mĩ miều Yoga làm gì? Bởi thực chất, Yoga còn là sự kết hợp vô cùng tinh tế của hơi thở, tâm trí và động tác. Vì thế tách rời hơi thở và sự tĩnh tâm của bạn, tập trung vào mỗi động tác thôi là sự sai lầm rất phổ biến, không chỉ đối với người mới tập, mà với những người đã tập lâu năm nhưng không gặp được giáo viên Yoga tận tâm

2. Hùng hục bắt đầu ngay bài tập

Với những người mới tập Yoga, tâm trạng nóng lòng muốn vào bài tập ngay và luôn, làm cho bạn bỏ qua hết những phần quan trọng của bài tập. Một bài tập hoàn chỉnh bao giờ cũng phải gồm 4 phần:

  • Phần 1 Hít thở: chậm rãi cảm nhận và nhận biết tốc độ của hơi thở
  • Phần 2 Khởi động: Nới lỏng khớp nối
  • Phần 3 Bài tập Yoga: Các chuỗi động tác Yoga kết hợp với hơi thở khi các khớp nối đã được nới lỏng
  • Phần 4: Nghỉ ngơi thư giã hàn gắn

 

Bỏ qua bất cứ một phần nào ở trên sẽ khiến bạn không đạt được hiệu quả tối đa khi tập. Mình đã sẽ rất nhiều video hướng dẫn bài tập Yoga trên mạng và cảm thấy thật thất vọng khi các giáo viên hướng dẫn bạn như tập thể dục. Các phần của bài tập không rõ ràng, và chỉ chú trọng đến động tác đẹp… Tất cả các bài tập của mình trong chuỗi 30 ngày cho người hoàn toàn mới hay chuỗi Yoga 30 ngày cơ bản đều rất chú trọng cả 4 phần, để bạn chuẩn bị cho cơ thể đầy đủ trước khi bắt đầu bài tập

3. mục tiêu tập yoga để tập động tác siêu khó và đẹp

Nếu cơ thể bạn chưa sẵn sàng mà lại cứ ép bản thân mình tập như người khác, rồi tự than thân trách phận “ôi, sao mình không tập được nhỉ”. Chẳng phải là vô tình bạn tự tạo áp lực cho chính mình khi tập Yoga đúng không? Mục đích chính của việc tập là lắng nghe và yêu thương cơ thể cơ chứ không phải là tập động tác siêu khó siêu đẹp 😀 Vì thế, không có động tác xấu đẹp đâu (đúng sai thì có). Bạn nên nhớ rằng, có rất nhiều biến thể khác nhau để bạn có thể đi đến đích

Đọc thêm về mục đích tập Yoga tại đây:

4. Bỏ rơi hơi thở

Nếu bạn ép buộc bản thân vào một động tác khó, đến mức phải nín thở và không tận hưởng động tác ấy. Nghĩa là bạn đã đi sai trên con đường Yoga rồi 🙂 Hãy tập động tác Yoga và tận hưởng hết sức có thể nhé!

5. tập xong bỏ qua phần thư giãn vì nó … lâu và nhàm chán

Có những bạn tập xong, vì quá vội vàng nên bỏ qua phần thư giãn. Phần thư giãn chỉ nằm ngay đơ vậy thôi nhưng có tác dụng rất lớn để bình tâm và kết nối thả lỏng cơ thể. Vì vậy dù có bận đến mấy thì hãy rút ngắn các phần khác chứ đừng rút đi phần thư giãn nhé!

  Đừng ngạc nhiên khi bạn tập đủ cả 4 phần trong một bài tập, bỗng nhiên bạn cảm thấy yêu đời và vui vẻ hơn 😉

6. ngồi trên thảm mới là tập yoga

Điều quan trọng nhất và ý nghĩa nhất đối với tôi đó là khi tôi đã tập Yoga như một thói quen thì tôi có thể áp dụng Yoga ở mọi lúc mọi nơi, khi ăn cơm, khi tắm, khi đánh răng, ngồi làm việc, đi xe máy… Đó là lợi ích to lớn nhất và tuyệt vời nhất tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Bạn cần tập Yoga đủ lâu và thường xuyên để tạo thành một thói quen 🙂 Chuỗi 30 ngày liên tục sẽ giúp bạn đó!

7. chẳng biết tí gì sao mà Tự tập được

Yoga có 1% lý thuyết và 99% thực hành :)) Không sai đâu bạn ạ. Hãy trải thảm ra, và thực hành ngày hôm nay. Ngày mai lại làm tiếp nhé. Để tạo thành một thói quen. Khi đã thành thói quen rồi thì việc đó không còn khó nữa. Vì thế mà mình mới cho ra đời các chuỗi 30 ngày để bạn dần hình thành thói quen cho chính mình

Lời kết: hãy yêu bản thân hơn qua mỗi bài tập

Tôi coi cơ thể mình như một người bạn và tập Yoga là cách giúp tôi tri ân người bạn tri kỷ ấy. Vì thế, hãy tập, yêu thương và lắng nghe cơ thể mình thật kỹ nhé. Khi bạn đã đủ yêu bản thân mình mới có thể lan tỏa được tình yêu thương đến người khác 😀 Hãy đồng hành cùng Hoàng Lan trong chuỗi Yoga 30 ngày tôi yêu bản thân để cảm nhận rõ hơn điều này nhé!

]]>